Cung cấp TT trực tuyến  Thủ tục Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

Ký hiệu thủ tục: GDDT 37
Lượt xem: 87
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Giáo dục mầm non
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


35 ngày làm việc.


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Quyết định sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc Quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.


Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý


Nghị định 46/2017/NĐ-CP


- Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

 

 

- Đề án sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; - Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

File mẫu:

Việc sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên; - Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.