Một phần  Thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

Ký hiệu thủ tục: HT 04
Lượt xem: 451
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch của người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước; xác định lại dân tộc. b) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. c) Cơ quan phối hợp: Không.

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Hộ tịch
Cách thức thực hiện

- Người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện; - Người thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


Thời gian thực hiện quy trình đối với yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc: 03 ngày làm việc
(Trường hợp phải xác minh thì thời gian thời hạn được kéo dài thêm
không quá 06 ngày làm việc)
Thời gian thực hiện quy trình đối với yêu cầu bổ sung hộ tịch: 03 làm việc


Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện


Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/xác định lại dân tộc.


Lệ phí


25.000 đồng. - Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.


Phí


Không


Căn cứ pháp lý


- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 15/2015/TT- BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Thông tư số 179/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương;
- Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 29/2/2016 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
- Nghị quyết số 94/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 quy định mức thu, đối tượng thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 20/12/2006 về việc ban hành quy định mức thu, đối tượng thu và công tác quản lý, sử dụng một số loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.


1. Tiếp nhận hồ sơ:

Người có yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc đến Bộ phận “Một cửa” nộp hồ sơ và xuất trình các giấy tờ sau:

- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký trong trường hợp cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc không phải tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

* Thành phần hồ sơ:

- Tờ khai theo mẫu Thông tư số 15/2015/TT- BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp.

- Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

 (Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Hồ sơ đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì cán bộ phòng Tư pháp tại bộ phận “Một cửa” thực hiện:

- Viết Phiếu nhận hồ sơ.

- Thẩm định và dự thảo bản chính trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc theo yêu cầu của công dân.

- Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Phòng Tư pháp.

2. Xem xét, trình CT/PCT UBND huyện:

Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện:

- Thẩm tra lại hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ không đủ căn cứ pháp lý thì làm văn bản thông báo cho công dân biết lý do việc từ chối yêu cầu thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc của UBND huyện và giao cho cán bộ Phòng Tư pháp tại Bộ phận “Một cửa” để trả cho công dân.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ trình CT/PCT UBND huyện ký duyệt Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/ xác định lại dân tộc tương ứng cấp cho người có yêu cầu.

3. Duyệt ký:

CT/PCT UBND huyện xem xét, ký duyệt Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/ xác định lại dân tộc theo yêu cầu của công dân.

4. Đóng dấu, vào sổ theo dõi:

Cán bộ Phòng Tư pháp tại bộ phận “Một cửa” tiếp nhận Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/ xác định lại dân tộc được ký duyệt của CT/PCT UBND huyện do Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Tư pháp chuyển lại:

- Đóng dấu.

- Vào Sổ đăng ký cải chính, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

5. Thu lệ phí và trả kết quả

Cán bộ Phòng Tư pháp tại bộ phận "Một cửa" thu lệ phí và trả kết quả cho công dân.

6. Lưu hồ sơ:

Cán bộ Phòng Tư pháp tại bộ phận "Một cửa", tập hợp và lưu giữ hồ sơ theo quy định ở Mục 6 của quy trình.

Thời gian lưu trữ: lâu dài tại Phòng Tư pháp.

 

 

- Tờ khai theo mẫu Thông tư số 15/2015/TT- BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp. - Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. (Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực).

File mẫu:

Không