Anh C là công chức tư pháp-hộ tịch xã Quảng Nam đã tiếp nhận 02 hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi đối với một trẻ em bị bỏ rơi trên địa bàn xã. Hiện anh C lúng túng không biết lựa chọn gia đình nào để giải quyết yêu cầu đăng ký việc nuôi con nuôi ?
Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất. Tuy nhiên, để đánh giá người nào có điều kiện tốt hơn thì công chức tư pháp – hộ tịch phải kết hợp nhiều yếu tố như:- Độ tuổi của người nhận con nuôi. Nếu người nhận con nuôi ở độ tuổi cao (ví dụ từ 45 tuổi trở lên) thì không phù hợp với việc nhận một trẻ em sơ sinh làm con nuôi.- Điều kiện kinh tế: người nhận con nuôi có việc làm ổn định, thu nhập ổn định sẽ có điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn một cặp vợ chồng có công việc không ổn định, mức thu nhập không thường xuyên hoặc không có tài sản nào chứng minh bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi. - Điều kiện sức khỏe của người nhận con nuôi.- Đạo đức, lối sống lành mạnh của người nhận con nuôi; sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình người nhận con nuôi; kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em... Trường hợp trẻ em đã được một trong hai gia đình nêu trên tạm thời chăm sóc nuôi dưỡng thì cũng nên xem xét ưu tiên cho gia đình hiện đang tạm thời chăm sóc nuôi dưỡng vì trẻ em ở độ tuổi sơ sinh đã quen với sự chăm sóc của người đó.Công chức tư pháp-hộ tịch có thể tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã thành lập hội đồng xem xét, đánh giá điều kiện nuôi con nuôi trong trường hợp có ít nhất hai gia đình cùng muốn nhận 01 trẻ em làm con nuôi.
Quản trị hệ thống — lúc 19:07:17 ngày 19/01/2020