Một phần  Thủ tục Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Ký hiệu thủ tục: CNTD02
Lượt xem: 399
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện - Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế và Hạ tầng/phòng Kinh tế . - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế và Hạ tầng/phòng Kinh tế.
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng
Cách thức thực hiện - Qua đường bưu điện. - Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện.
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ…)
Lệ phí + Phí: 1.100.000 đồng/điểm kinh doanh
+ Lệ phí: 200.000 đồng/ điểm kinh doanh
Phí Không
Căn cứ pháp lý - Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

Bước1:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (Bộ phận 1 cửa) thuộc Văn phòng HÐND và UBND huyện.

Công chức bộ phận 1 cửa:

- Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Kiểm tra thành phần, nội dung hồ sơ và ghi giấy biên nhận nếu hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định; hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ thiếu thành phần hoặc sai nội dung.

- Chuyển đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng những hồ sơ đáp ứng theo quy định qua phần mềm điện tử.

Bước2:

Lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng: Phân công công chức thụ lý hồ sơ, chuyển hồ sơ qua phần mềm điện tử.

Bước3:

Công chức phòng Kinh tế và Hạ tầng được phân công thụ lý hồ sơ:

- Xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa, căn cứ vào các quy định hiện hành và các điều kiện cấp phép để thẩm định hồ sơ về chuyên môn và về pháp lý.

+ Xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng quy định hoặc không đúng thực tế, thông báo trả lại hồ sơ một lần bằng văn bản gửi qua phần mềm điện tử để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

+ Tham mưu văn bản của phòng (hoặc UBND huyện, tùy từng trường hợp) lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan (nếu có).

- Soạn thảo văn bản của phòng trình lãnh đạo phòng ký, trả hồ sơ đối với trường hợp không đủ điều kiện được cấp phép, gửi lại bộ phận một cửa huyện qua phần mềm điện tử.

- Trả hồ sơ đối với trường hợp không đủ điều kiện được cấp Giấy phép gửi lại bộ phận một cửa huyện qua phần mềm điện tử.

- Soạn nội dung Giấy phép trình lãnh đạo phòng.

Bước 4:

Lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng:

- Ký văn bản yêu cầu hoàn thiện hồ sơ hoặc văn bản trả lại hồ sơ (đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép);

- Ký duyệt nội dung Giấy phép;

Công chức phòng Kinh tế và Hạ tầng:

- Bàn giao hồ sơ kèm theo văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, văn bản trả lại hồ sơ (đối với trương hợp không đủ điều kiện cấp phép) cho công chức bộ phận 1 cửa qua phần mềm điện tử để trả lại cho thương nhân (bản scan).

Bước 5:

Công chức phòng Kinh tế và Hạ tầng:

- Nhận Giấy phép từ lãnh đạo phòng, lấy số, đóng dấu;

- Gửi giấy phép về bộ phận một cửa huyện qua phần mềm điện tử.

- Công chức bộ phận 1 cửa nhận hồ sơ cấp phép tại phòng Kinh tế và Hạ tầng và bàn giao hồ sơ gốc cho phòng Kinh tế và Hạ tầng lưu trữ.

Bước 6:

Công chức bộ phận 1 cửa trả kết quả (Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm ruợu) cho tổ chức, cá nhân và thu tiền lệ phí theo quy định.

 

- Trường hợp cấp lại Giấy phép do hết thời hạn hiệu lực: Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại đối với quy định tại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới. - Trường hợp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy: Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh lập 02 bộ Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, 01 bộ lưu tại trụ sở tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm: + Đơn đề nghị cấp lại. + Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.

File mẫu:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh Tải về In ấn

+ Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rượu thủ công; + Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành. Đối với trường hợp Giấy phép hết hạn: Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.